HAO MÒN DỤNG CỤ CẮT XẢY RA KHI NÀO?
Mòn xảy ra do sự tương tác của các nhấp nhô bề mặt, giống như ma sát, mòn không phải là do tính chất của vật liệu mà là sự phản ứng của một hệ thống, các điều kiện vận hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mòn ở bề mặt tiếp xúc chung. Sai lầm đôi khi cho rằng ma sát lớn trên bề mặt tiếp xúc chung là nguyên nhân mòn với tốc độ cao.
Mòn dụng cụ cắt gọt (dao phay, dao tiện,..) là chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của dụng cụ bởi vì nó hạn chế tuổi bền của dụng cụ. Mòn dụng cụ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt và toàn bộ khía cạnh kinh tế của quá trình gia công. Sự phát triển và tìm kiếm những vật liệu dụng cụ mới cũng như các biện pháp công nghệ mới để tăng bền bề mặt chính là nhằm mục đích làm tăng khả năng chống mòn của dụng cụ
MÒN DỤNG CỤ CẮT GỌT
Trong hầu hết các quá trình cắt gọt kim loại, khả năng cắt của dụng cụ sẽ giảm dần đến một lúc nào đó dụng cụ sẽ không tiếp tục cắt được do mòn hoặc hỏng hoàn toàn.
Mòn dụng cụ là chỉ tiêu chính đánh giá khả năng làm việc của dụng cụ bởi vì nó hạn chế tuổi bền của dụng cụ. Mòn dụng cụ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt và toàn bộ khía cạnh kinh tế của quá trình gia công.
Sự phát triển và tìm kiếm những vật liệu dụng cụ mới cũng như biện pháp công nghệ mới để tăng khả năng bền của bề mặt như phủ các vật liệu TiN, TiAlN,CBN,… chính là nhằm tăng khả năng chống mòn của dụng cụ căt gọt kim loại (dao phay đĩa hợp kim, Dao phay cầu hợp kim,..).
CÁC DẠNG MÒN CỦA DỤNG CỤ CẮT GỌT CƠ KHÍ
MÒN MẶT SAU:
Dạng mòn này được đặc trưng bởi lớp vật liệu dụng cụ bị tách khỏi mặt sau trong quá trình gia công. Lượng mòn thường xảy ra khi cắt với chiều dày cắt nhỏ (t ≤ 0.1mm) hoặc khi gia công vật liệu giòn.
MÒN MẶT TRƯỚC:
Trong quá trình cắt do phoi trượt trên mặt trước hình thành một trung tâm áp lực cách lưỡi cắt một khoảng nào đó có dạng lưỡi liềm. Vết lõm lưỡi liềm đó trên mặt trước do vật liệu dụng cụ bị bóc theo phoi trong quá trình chuyển động. Vết lõm thường xảy ra dọc theo lưỡi cắt và được đánh giá bởi chiều rộng, chiều sâu và khoảng cắt từ lưỡi cắt đến vết mòn. Hiện tượng mòn này xảy ra khi gia công vật liệu dẻo với chiều sâu cắt lớn
MÒN ĐỒNG THỜI MẶT TRƯỚC VÀ MẶT SAU:
Dụng cụ cắt gọt (mũi khoan nguyên khối,..) bị mòn mặt trước, mặt sau và tạo thành lưỡi cắt mới. Trường hợp này thường gặp khi gia công vật liệu dẻo với chiều dày cắt (t = 0,1 0,5mm)
CÙN LƯỠI CẮT:
Ở dạng dụng cụ cắt bị mòn dọc theo lưỡi cắt, tạo thành cung hình trụ. Bán kính của cung đó được đo trong bề mặt vuông góc với lưỡi cắt. Dạng mòn này thường gặp khi gia công các loại vật liệu dẫn nhiệt kém, đặc biệt khi gia công các chất dẻo. Do nhiệt tập trung ở mũi dao nên dao bị cùn nhanh.
CÁC CƠ CHẾ MÒN CỦA DỤNG CỤ CẮT GỌT
MÒN DO CÀO XƯỚC:
Khi cắt ở tốc độ thấp, nhiệt cắt thấp, cơ chế mài mòn hạt mài là chính. Các tạp chất có độ cứng cao trong vật liệu gia công, khi chuyển động cào xước các bề mặt tiếp xúc của dụng cụ tạo thành các vết song song với phương thoát phoi.
MÒN DO DÍNH:
Khi hai bề mặt rắn, phẳng trượt so với nhau mòn do dính xảy ra tại chỗ tiếp xúc ở đỉnh các nhấp nhô dưới tác dụng của tải trọng pháp tuyến. Khi sự trượt xảy ra vật liệu ở vùng này bị trượt (biến dạng dẻo) dính sang bề mặt đối tiếp hoặc tạo thành các mảnh mòn rời, một số mảnh mòn còn được sinh ra do quá trình mòn do mỏi ở đỉnh các nhấp nhô. Đối với dụng cụ cắt gọt (mũi mài hợp kim,..), mòn do dính phát triển mạnh đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao. Các vùng dính bị trượt cắt và tái tạo liên tục theo chu kỳ thậm chí trong khoảng thời gian cắt ngắn, hiện tượng mòn có thể gọi là dính mỏi.
MÒN DO HẠT MÀI:
Trong nhiều trường hợp mòn bắt đầu do dính tạo nên các hạt mòn ở vùng tiếp xúc chung, các hạt mòn này sau đó bị ôxy hoá biến cứng và tích tụ lại là nguyên nhân tạo nên mòn hạt cứng ba vật. Trong một số trường hợp hạt cứng sinh ra và đưa vào hệ thống trượt từ môi trường.
MÒN DO KHUẾCH TÁN:
Nhiệt độ cao phát triển trong dụng cụ đặc biệt là trên mặt trước khi cắt tạo phoi dây là điều kiện thuận lợi cho hiện tượng khuếch tán giữa vật liệu dụng cụ và vật liệu gia công. Sự tăng đột ngột của tốc độ mòn tại nhiệt độ 9300C khi cắt bằng dao hợp kim cứng (dao phay ngón hợp kim, dao phay rảnh,..) mòn do khuếch tán đã được chấp nhận rộng rãi như một dạng mòn quan trọng ở tốc độ cắt cao, trong cấu trúc tế vi của các lớp dưới của phoi thép cắt bằng dao hợp kim cứng chứa nhiều cacbon hơn so với phôi. Điều đó chứng tỏ rằng cacbon từ cacbit volfram đã hợp kim hoá hoặc khuếch tán và phoi làm tăng thành phần cacbon của các lớp này.
MÒN DO ÔXY HOÁ:
Dưới tác dụng của tải trọng nhỏ các vết mòn kim loại trông nhẵn và sáng, mòn xảy ra với tốc độ mòn thấp và các hạt mòn oxits nhỏ được hình thành. Bản chất của cơ chế mòn này là sự bong ra của các lớp ôxy hoá. Sau khi lớp ôxy hoá bị bong ra thì lớp khác lại được hình thành theo một quá trình kế tiếp nhau liên tục. Tuy nhiên lớp màng oxit tương tác hoá học với môi trường trên bề mặt tiếp có khả năng ngăn ngừa hiện tượng dính. Khi ma sát làm việc trong môi trường chân không thì mòn do dính xảy ra mạnh do lớp màng oxits không thể hình thành được.
MÒN DO NHIỆT:
Thể tích vật liệu tại lưỡi cắt là rất nhỏ nên khi cắt nhiệt độ cao tập trung tại vị trí lưỡi cắt, do đó sẽ xảy ra hiện tượng quá nhiệt của vật liệu làm dao dẫn đến phá huỷ lưỡi cắt do nhiệt.
MÒN CỦA DỤNG CỤ CẮT GỌT DO LỚP PHỦ BAY HƠI:
Có hai cơ chế mòn chính xảy ra trên dụng cụ cắt có lớp phủ khi cắt là nứt, vỡ và bong ra của các mảnh lớp phủ và làm mòn vật liệu nền. Sự gãy vỡ của lớp phủ trên mặt trước là do nhiệt độ cao phát triển và làm giảm độ cứng của nền. Quá trình gẫy vỡ sẩy do ma sát giữa phoi và lớp phủ sinh ra nhiệt và truyền vào dụng cụ cắt(mảnh dao phay hợp kim, mảnh dao tiện hợp kim, mảnh dao tiện ren,..), dưới tác dụng của ứng suất và tiếp cùng nhiệt độ cao dưới lớp phủ, nền bị biến dạng dẻo làm cho lớp phủ bị nứt, vỡ cục bộ sau đó bị cuốn đi cùng với phoi làm cho nền bị lộ ra. Ma sát và nhiệt độ của vùng này tiếp tục tăng lên, và mòn mặt trước xuất hiện lan rộng dần làm giảm khả năng cắt gọt của dụng cụ cắt